Thứ Tư, 12 tháng 9, 2018

Đại hội Pháp Luân Đại Pháp Los Angeles: Sư phụ Lý Hồng Chí giảng Pháp, các học viên chia sẻ kinh nghiệm tu luyện


Đại hội Pháp Luân Đại Pháp Los Angeles tổ chức ngày 16/10/2015 tại Trung tâm Hội nghị Los Angeles, được Sư phụ Lý Hồng Chí-Sáng lập gia môn tu luyện giảng Pháp.


Đây là một trong những Pháp hội quốc tế lớn nhất của các học viên môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công, thu hút gần 4.000 học viên khắp thế giới. Sáng lập gia môn tu luyện-Sư phụ Lý Hồng Chí, đã giảng Pháp vào buổi sáng.

Pháp Luân Công hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, môn tu luyện tinh thần khởi đầu từ Trung Quốc với các giáo lý được truyền bá rộng rãi vào năm 1992 và nhanh chóng phổ biến trong suốt thập niên 1990. Học viên môn tu luyện được giảng dạy để tuân thủ các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống, đồng thời kết hợp tập 5 bộ Công pháp, với một bài Thiền định.

Sư phụ Lý thường xuyên giảng Pháp trước các học viên vào những Pháp hội quy mô lớn như thế này, được đặc định tổ chức thường niên trên bờ Đông và Tây nước Mỹ. Sư phụ Lý khuyến khích các học viên tinh tấn hơn nữa (tu luyện tốt hơn) và tiếp tục nỗ lực cùng nhau vạch trần cuộc đàn áp tàn bạo môn tu luyện của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Chia sẻ kinh nghiệm tu luyện giữa các học viên

Cựu sinh viên 23 tuổi Joey Gigliotti đến từ Canada bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công một năm trước. Anh cho biết Pháp Luân Công chính là điều mà anh mong đợi cả cuộc đời mình.

“Môn tu luyện giúp tôi trở thành một người tốt”, Gogliotti chia sẻ, “Khi tôi biết được Pháp Luân Công, tôi hiểu rõ rằng đây chính là điều mình cần”.

 Joey Gigliotti đến từ Ontario, Canada. (Jonathan Zhou/Epoch Times)

Peter Lin 15 tuổi đến từ Fort McMurray, một thị trấn dầu mỏ ở Alberta, Canada và tham dự Pháp hội cùng cha mình. Cậu cho biết bài giảng Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí khích lệ Lin sống tốt hơn theo những nguyên lý đạo đức của Pháp Luân Công.

Học viên Pháp Luân Công Andrei Aioanei đến từ Rome cho biết anh đã học được nhiều điều từ bài giảng của Sư phụ Lý và những chia sẻ của các đồng tu.

-         Những gì Sư phụ giảng dạy có ảnh hưởng lớn đến tôi, anh nói.
-         Lời giảng của Sư phụ rất có sức truyền thụ. Tôi đều chăm chú nghe. Tôi cảm thấy đây là lúc cấp bách để nỗ lực hơn nữa, Aioanei nói.

Aioanei cho biết anh tiếp thu được nhiều điều hữu ích khi nghe chia sẻ của các đồng tu về cách sống dựa trên nguyên lý và tiêu chuẩn mà mỗi học viên Pháp Luân Công cần tuân thủ. Khi nghe họ chia sẻ, anh có thể đối chiếu với bản thân để làm tốt hơn nữa, Aioanei nói.

Kinh nghiệm của các đồng tu cũng giúp Alexander Nimenko đến từ thủ đô Kiev tại Ukraine, anh nói.

“Tôi có thể thấy những thiếu sót của bản thân và biết được mọi người tiến bộ như thế nào, nhờ đó cải thiện bản thân”.

Việc cải thiện bản thân, theo Nimenko, có thể giúp anh hiểu tốt hơn những vấn đề khác nhau, ví dụ như sống thiện hơn, nhẫn nại hơn.

“Thật là tuyệt vời, tôi cảm thấy tràn đầy năng lượng, gặp gỡ nhiều bạn bè, nghe họ chia sẻ kinh nghiệm tu luyện và giúp nhau tinh tấn hơn”.

Nimenko đã vượt qua hàng ngàn dặm và hai lục địa để cùng vợ là Armina tới dự hội nghị, nhưng anh nói điều này hoàn toàn xứng đáng.

Đại hội Pháp Luân Đại Pháp Los Angeles


Alexander Nimenko và vợ Armina (Omid Ghoreishi)

Jay Brauneisen tới Pháp hội cùng vợ là Lu Hongyan từ Edmonton, Canada. Những chia sẻ của các đồng tu đặc biệt gây ấn tượng cho anh.

“Điều tôi thấy ấn tượng và muốn nhấn mạnh trong ngày hôm nay là cần phải nỗ lực hơn, sự cần thiết và tầm quan trọng của chính niệm (tư tưởng chân chính theo nguyên lý của Pháp Luân Công) trong cách hành xử của người tu luyện”, anh nói.

Điều quan trọng không kém, theo anh, đó là luôn phải hướng nội (nhìn vào bản thân mình), thay vì hướng ngoại (đổ lỗi cho ngoại cảnh, người khác), mỗi khi xảy ra vấn đề.

-         Người ta thường đề cao cái tôi của bản thân, bộc lộ rõ tâm tính và nhiều vấn đề khác vốn gây cản trở trong mối quan hệ với mọi người xung quanh - Brauneisen nêu ví dụ từ những lời chia sẻ tại hội nghị. Trong mọi tình huống, người tu luyện có thể giải quyết các vấn đề khi tự hướng nội.

Phản kháng cuộc đàn áp ở Trung Quốc

Nhiều học viên tới từ Trung Quốc đại lục để tham dự Pháp hội.

Phải sử dụng bí danh để không tiết lộ danh tính, các học viên kể cho tờ Epoch Times về cuộc đàn áp của đảng cộng sản trong khi ghi nhận tự do ngôn luận và tín ngưỡng ở thế giới tự do.

Đối mặt với nguy cơ bị bắt giữ, tra tấn và thậm chí là sát hại, hàng triệu học viên Pháp Luân Công đang tham gia vào sự nghiệp làm rõ sự thật hay tuyên truyền cho công chúng biết về Pháp Luân Công và cuộc đàn áp môn tu luyện.

Học sinh Shen Chen 25 tuổi đến từ Cáp Nhĩ Tân đông bắc Trung Quốc, đã trở thành học viên môn tu luyện Pháp Luân Công khi còn nhỏ vào giữa thập niên 1990.

Sau 16 năm sống qua cuộc đàn áp, Shen kể rằng mấy năm gần đây, chiến dịch áp bức này đã giảm bớt do tranh đấu chính trị trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Một học viên đến từ đông bắc Trung Quốc là Lily cho biết, có những thay đổi lớn tại Trung Quốc khi hàng triệu người từ bỏ mối liên hệ với Đảng Cộng sản và các tổ chức thanh niên trực thuộc.

“Hiện giờ nhiều người đã dùng danh tính thực để thoái Đảng”, Lily nói, “những học viên khác và tôi đã nói rõ sự thật về môn tu luyện và cuộc đàn áp tại một điểm du lịch và thậm chí cho cảnh sát, họ đều thoái Đảng và không can nhiễu đến chúng tôi”.

“Tôi hy vọng rằng người dân ở phương Tây có thể biết về sự thật này và về môn tu luyện Pháp Luân Công”. Lily nói thêm, sức khỏe cô tốt hơn nhiều nhờ tu luyện Pháp Luân Công.

Jiang Lizhi, một nhà thiết kế 24 tuổi đến từ Bắc Kinh, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2013 và chưa bao giờ bị trực tiếp đàn áp. Tuy nhiên cha cô, người bắt đầu tu luyện Đại Pháp vào năm 1993, đã bị buộc phải từ bỏ Pháp Luân Công sau khi chịu tra tấn ở trung tâm tẩy não.